Những nét nguyên thủy Tiếng_Ngõa_Hương

Tiếng Ngõa Hương lưu giữ một vài đặc điểm của tiếng Trung Quốc thượng cổ không thấy trong hầu hết các dạng tiếng Trung hiện đại, ví dụ như âm đầu *l- của tiếng Trung thượng cổ (trở thành âm tắc răng hữu thanh trong tiếng Trung trung đại):[10]

  • Ngõa Hương Cổ Trượng li6, TQTĐ dijH > dì "đất"
  • Ngõa Hương Cổ Trượng lu6, TQTĐ dajH > dà "to, lớn"
  • Ngõa Hương Cổ Trượng li2, TQTĐ drij > chí "chậm"
  • Ngõa Hương Cổ Trượng luʔ8, TQTĐ duwk > dú "đọc"

Có một số trường hợp, tiếng Ngõa Hương có /z/ ứng với *r- tiếng Trung thượng cổ (trở thanh l- tiếng Trung trung đại):[11]

  • Ngõa Hương Cổ Trượng za2, TQTĐ lij > lí "lê"
  • Ngõa Hương Cổ Trượng zɛ2, TQTĐ loj > lái "đến, lại"

Trong một số từ, tiếng Ngõa Hương và tiếng Mân nguyên thủy có âm tắc xát còn tiếng Trung trung đại có sy-:[12]

  • Ngõa Hương Cổ Trượng tsu3, MNT *tšyiB, TQTĐ sywijX > shuǐ "nước"
  • Ngõa Hương Cổ Trượng tɕiəu1, MNT *tšyA, TQTĐ syo > shū "sách, thư từ"

Ở vài từ khác, tiếng Ngõa Hương và tiếng Mân nguyên thủy có âm tắc xát hữu thanh còn tiếng Trung trung đại có y-:[13]

  • Ngõa Hương Cổ Trượng dzoŋ3, MNT *-džioŋB, TQTĐ yangX > yǎng "ngứa"